Nước mặn bủa vây, nhiều ngày qua, người dân Bến Tre phải sử dụng nước máy có độ mặn cao, vượt ngưỡng cho phép (trên 250 mg mỗi lít). Hàng nghìn hộ dân phải mua nước sông từ các tàu chở từ Tiền Giang, Đồng Tháp về với giá 100.000-300.000 đồng một mét khối. Những doanh nghiệp sử dụng nhiều nước ngọt phải thuê sà lan chở nước về phục vụ sản xuất, khiến chi phí tăng cao.
Sau nhiều ngày cung cấp nước máy có độ mặn vượt quy định, ông Trần Hùng, Tổng giám đốc Công ty cổ phần cấp thoát nước Bến Tre vừa có thư xin lỗi người dân. Trong thư, ông Hùng cho biết đã thực hiện rất nhiều phương án và nguồn lực để cố gắng giảm độ mặn của nước sau xử lý xuống mức thấp nhất. Tuy nhiên, do nước mặn xâm nhập trên toàn tỉnh và độ mặn trên sông quá cao (trên 7 gam/lít) nên hiện độ mặn nước máy nhiều nơi vẫn cao hơn 5 gam/lít.
Hiện công ty cấp nước cho trên 80.000 khách hàng trên địa bàn tỉnh với công suất các nhà máy là trên 60.000 mét khối mỗi ngày đêm. Lãnh đạo nhà máy nước mong người dân thông cảm, cùng vượt qua khó khăn. Đơn vị đã xây dựng phương án khấu trừ tiền nước trong thời gian khách hàng bị ảnh hưởng.
"Tình hình rất căng thẳng, chúng tôi đang cố gắng tối đa, mong được sự thấu hiểu trong tình hình thiên tai nghiêm trọng này", bà Nguyễn Thị Diễm Phượng, Chủ tịch công ty nói.
Ứng phó đợt thiên tai này, Bến Tre thực hiện nhiều giải pháp ngăn mặn, tích trữ nước ngọt phục vụ nhu cầu người dân nhưng hiệu quả. Trong đó, từ trước Tết Nguyên đán, tỉnh chi hàng chục tỷ đồng đắp đập tạm chặn dòng Ba Lai, kết hợp cống đập hiện có trên con sông này để tạo túi nước ngọt khoảng một tỷ m3.
Công trình khẩn cấp này được kỳ vọng giúp người dân có được nguồn nước ngọt sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, đồng thời đảm bảo đầu vào cho các nhà máy nước xử lý. Đập tạm hoàn thành, đưa vào sử dụng giữa tháng 2, nhưng nước bên trong vẫn mặn nhiều. Nguyên nhân được xác định do khảo sát chưa kỹ lưỡng.
Khoan Giếng Nước Ngọt tại Bến Tre là phương án khoan nước ngọt thô rồi xử lý, cung cấp cho dân. Đối với các bệnh viện, công ty cấp nước cho xe bồn qua Tiền Giang chở nước sạch chở về phục vụ.
Các dịch vụ liên quan: |
Ông Ngô Văn Tán, Giám đốc Sở Y tế Bến Tre cho biết, rút kinh nghiệm các năm trước, đơn vị đã chỉ đạo 9 bệnh viện huyện cùng Bệnh viện đa khoa Nguyễn Đình Chiểu, với gần 2.000 giường bệnh, trữ nước từ sớm. Các bệnh viện cũng đã hợp đồng với đơn vị cung cấp vận chuyển nước mỗi ngày. "Đến nay, đang cao điểm mùa hạn mặn với nhiều khó khăn, nhưng các hoạt động chăm sóc y tế vẫn được đảm bảo", ông Tán nói.
Nằm cạnh Bến Tre, từ cuối năm 2019 tỉnh Tiền Giang công bố tình huống hạn mặn khẩn cấp, để tập trung ứng phó. Trong đó, đảm bảo cung cấp nước cho người dân sản xuất và sinh hoạt là nhiệm vụ trọng tâm.
Một tháng qua, đập tạm ngăn mặn tại đầu kênh Nguyễn Tấn Thành (huyện Châu Thành) hoàn thành. Dòng nước mặn được chặn lại, nước ngọt từ vùng đầu nguồn Đồng Tháp Mười đổ về trữ lại. Nguồn nước tại đây đảm bảo cung cấp hơn 100.000 m3 cho các nhà máy của Công ty TNHH Một thành niên cấp nước Tiền Giang và Công ty BOO Đồng Tâm xử lý, phục vụ hơn 800.000 dân ở phía Tây TP Mỹ Tho, bán đảo Gò Công và huyện đảo Tân Phú Đông.
Ông Lê Văn Khiết - Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên cấp nước Tiền Giang cho biết, một số thời điểm đầu mùa hạn mặn, nước máy sau xử lý có độ mặn trên mức quy định. Hơn một tháng qua, các nhà máy của đơn vị ngưng lấy nước trên sông Tiền vì độ mặn quá cao.
"Nhờ nguồn nước ngọt từ đập tạm trên kênh Nguyễn Tấn Thành và nước ngầm đủ xử lý, cơ bản đáp ứng nhu cầu người dân, doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị trên địa bàn với công suất 180.000 m3 mỗi ngày đêm", ông Khiết cho biết.
Ngoài ra, tại các vùng sâu, xa, hạn mặn gay gắt, công ty mở hàng loạt điểm cấp nước ngọt miễn phí cho người dân sử dụng. Riêng các bệnh viện ở những khu vực này, xe bồn sẽ chở nước sạch phục vụ, không thu tiền. Đến nay, hơn 30.000 m3 nước đã đến người dân.
Tại Sóc Trăng, địa phương cuối nguồn sông Hâu, từ sau Tết Nguyên đán, ba hồ trữ có tổng sức chứa khoảng 100.000 m3 của nhà máy nước mặt cạn đến mức báo động; trong khi nguồn nước sông nhiễm mặn sớm và sâu, đe dọa khả năng cung ứng nước thô cho nhà máy xử lý, cung cấp cho hơn 80.000 khách hàng.
Công ty cổ phần cấp nước Sóc Trăng đã khoan bốn giếng nước ngầm. Đến nay, ba giếng hoàn thành, đưa vào sử dụng với lượng nước cung ứng 7.700 khối mỗi ngày đêm. Đồng thời, đơn vị đầu tư mở rộng, nạo vét hồ dự trữ, nâng sức chứa lên 170.000 m3.
Việc tăng cường trực tiếp lấy nước sông khi độ mặn xuống thấp và lượng nước giếng tiếp ứng đã cơ bản đáp ứng hoạt động của nhà máy với công suất 10.000 m3 mỗi ngày đêm. Công ty còn có bảy nhà máy nước ngầm, có khả năng cung ứng 30.000 khối mỗi ngày đêm, cung cấp cho người dân...
Hiện, hơn 26.500 hộ dân tại 73 xã thuộc 10 huyện, thị xã trong tỉnh này thiếu nước sạch. Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường tỉnh triển khai khoan 22 giếng nước ngầm, công suất mỗi ngày 1.000 m3, làm mới và nâng cấp hơn 700.000 km đường ống, xây dựng ba trạm cấp nước tập trung với tổng kinh phí hơn 140 tỷ đồng để phục vụ người dân.
Trong khi một số địa phương đang thiếu nguồn nước ngọt thì TP Cần Thơ, cách cửa biển khoảng 100 km, hoạt động các nhà máy nước có tổng công suất 195.000 m3 mỗi ngày đêm, chưa bị ảnh hưởng. Hiện nhu cầu của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn khoảng 165.000 m3 mỗi ngày đêm.
"Chúng tôi sẵn sàng chia sẻ lượng nước sạch còn dư cho các địa phương có nhu cầu, để vượt qua đợt thiên tai này", ông Nguyễn Tùng Nguyên, Tổng giám đốc Công ty cổ phần cấp thoát nước Cần Thơ nói.
Trước đó, công ty cấp nước ở Sài Gòn đã phối hợp Lữ đoàn 125 (Quân chủng Hải quân) vận chuyển 3.500 m3 nước ngọt từ TP HCM đến cho 5.000 người dân hai xã Phú Khánh và Mỹ An, huyện Thạnh Phú, Bến Tre. Thời gian tới đơn vị này tiếp tục cung cấp khoảng 2.000 m3 nước ngọt cho người dân miền Tây.
Hạn mặn năm nay vượt mốc lịch sử 2016, đã làm khoảng 95.000 hộ dân thiếu nước ngọt sinh hoạt. Dự báo, trong tuần tới mặn tiếp tục tăng cao, kéo dài đến tháng 4. Ở các sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây (Long An), nước mặn sẽ xâm nhập sâu 100 -110 km.
Đến nay, 5 tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Kiên Giang, Cà Mau đã công bố tình huống hạn mặn khẩn cấp. Chính phủ cũng vừa đồng ý hỗ trợ 5 tỉnh này 350 tỷ đồng để chủ động ứng phó tình trạng thiếu nước.
- Nguồn (27.09.2022)
- Nước máy ở Bến Tre nhiễm mặn (23.09.2020)
- Người dân Bến Tre ứng phó hạn mặn khốc liệt (15.06.2020)
- Bình Thuận công bố hạn hán (02.06.2020)
- Hạn mặn ĐBSCL: Bùng nổ dịch vụ khoan giếng (29.05.2020)
- Khoan giếng cấp nước ngọt cho dân (01.08.2020)
- Hạn hán kéo dài, người dân miền Trung khoan giếng cứu lúa (01.08.2020)